Tử Cấm Thành và những điều chưa biết về cung điện Hoàng gia 

Tử Cấm Thành một cung điện Hoàng gia đầy bí ẩn và mê hoặc, nơi đây là minh chứng cho sự phát triển huy hoàng của lịch sử Trung Quốc. Sau đây cùng tìm hiểu những điều có thể bạn chưa biết về Di sản thế giới Tử Cấm Thành nhé.

Giới thiệu về Tử Cấm Thành Trung Quốc

Tử Cấm Thành (tên tiếng anh là Forbidden City) là một quần thể những kiến trúc cung điện ở khu Đông Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới văo năm 1987 và là một trong những công trình kiến trúc cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới.

Tử Cấm Thành ở đâu?

Tử Cấm Thành nằm tại quận Đông Thành, trung tâm thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Phía bắc Tử Cấm Thành giáp quảng trường Thiên An Môn, phía đông gần phố Vương Phủ Tỉnh và phía nam giáp với trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc – Trung Nam Hải. Vị trí vô cùng thuận tiện cho du khách tham gia tour Trung Quốc ghé thăm.

Địa chỉ: Số 4, đường Cảnh Sơn, quận Đông Thành, thủ đô Bắc Kinh

Tử Cấm Thành Bắc Kinh
Tử Cấm Thành Bắc Kinh (ảnh sưu tầm)

Diện tích Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành được xây dựng tại trung tâm Bắc Kinh trong một khu vực với diện tích rộng lớn khoảng 720.000 mét vuông. Tử Cấm Thành được xây dựng theo hình chữ nhật bao quanh bởi các bức tường thành cao. Từ phía bắc xuống phía nam độ dài 961 mét, từ phía đông sang tây độ dài 753 mét.

Tử Cấm Thành nhìn từ trên cao
Tử Cấm Thành nhìn từ trên cao (ảnh sưu tầm)

Hiện tại di tích còn lại 8 886 gian phòng, 980 tòa nhà và 90 viện lớn nhỏ. Nội Đình, Ngoại Đình, điện thờ các cung điện và vườn ngự uyển là các khu vực chính của Tử Cấm Thành. Mỗi một khu vực đều mang những nét kiến trúc đặc trưng riêng và mang một ý nghĩa đặc biệt. Tử Cấm Thành được xây dựng để trở thành khu vực trung tâm của thành cổ Bắc Kinh. 

Tử Cấm Thành vào mùa Đông
Tử Cấm Thành vào mùa Đông (ảnh sưu tầm)

Tử Cấm Thành được xây dựng năm nào và dưới triều đại nào?

Tử Cấm Thành được xây dựng trong vòng 14 năm, từ năm 1406 đến năm 1420. Triều đại Minh Thành Tổ, hoàng đế Chu Đệ đã cho xây dựng lên một cung điện thật nguy nga và tráng lệ để củng cố vương quyền. Cung điện được hoàn thành với quá trình làm việc liên tục của hàng trăm nghìn người công nhân và thợ thủ công lành nghề.

Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm bao nhiêu ?
Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm bao nhiêu? (ảnh sưu tầm)

Những vật liệu được sử dụng đều là những vật liệu xa hoa rất thời điểm đó: gỗ quý Phương Nam, đá quý Phòng Sơn, men ngọc An Huy, gạch Tô Châu,.. Tử Cấm Thành được xây dựng để chứng minh cho lối sống xa hoa, nơi những vị hoàng đế sinh sống trong những triều đại Trung Quốc xưa. 

Các tòa nhà trong Tử Cấm Thành
Các tòa nhà trong Tử Cấm Thành (ảnh sưu tầm)

>> Tham khảo: Cẩm nang khám phá Hàng Châu Trung Quốc thiên đường du lịch

Kiến trúc Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành là công trình thể hiện rõ nét lối kiến trúc cung đình truyền thống của Trung Quốc. Các tòa nhà, phòng, viện đều được xây dựng bằng gỗ với mái gói tráng men màu vàng, chân đế xây bằng đá xanh trắng được trang trí bằng những tác phẩm điêu khắc lộng lẫy. Những mái gói hầu hết được tráng men vàng, thể hiện cho quyền lực của các bậc quân vương của triều đình.3

Hầu hết phần mái gói được tráng men vàng
Hầu hết phần mái gói được tráng men vàng (ảnh sưu tầm)
Những bức tường trong cung điện được sơn đỏ (ảnh sưu tầm)

Các cung điện và tường thành được sơn màu đỏ với ý nghĩa thể hiện cho sự sinh sôi nảy nở và sự may mắn. Tuy nhiên cũng có một số nơi trong Tử Cấm Thành được xây dựng khác biệt như tại thư phòng mái sẽ được lợp bằng gạch màu đen, dinh thự của các thái tử được lợp ngói màu xanh lá cây tượng trưng cho sự phát triển.

Những thiết kế đầy tinh xảo của cung điện
Những thiết kế đầy tinh xảo của cung điện (ảnh sưu tầm)

Các đền thờ tổ tiên được xây dựng phía trước cung điện theo các phong tục cổ xưa. Cách bố trí của các tòa nhà tại Tử Cấm Thành được xây dựng theo nhóm, các cung điện nằm phía sau khu vực lưu trữ, các dinh thự nằm phía sau cung điện. Nơi đây được xây dựng theo thiết kế mạng lưới, có trung tâm và trục đối xứng. 

Những cánh cổng đầy kiên cố tại Tử Cấm Thành
Những cánh cổng đầy kiên cố tại Tử Cấm Thành (ảnh sưu tầm)

Để hoàn thành một công trình đầy tính biểu tượng này, những nguyên vật liệu được sử dụng cũng vô cùng đặc biệt, giúp Tử Cấm Thành trở thành khu tổ hợp công trình cổ với những hiện vật vô cùng quý hiếm. Cách cung điện 1.800 km, khoảng hơn 1.000 cây gỗ lim được vận chuyển đến.

Những phiến đá được chạm khắc tỉ mỉ (ảnh sưu tầm)

Những viên gạch vàng dùng để lát nền, đến từ phía nam cách 1.000km. Từ Nam Kinh có hơn 80 triệu phiến đá, với trọng lượng 24kg mỗi phiến, cùng với đá là giấy thếp tráng kinh. Những tảng đá lớn với trọng lượng khoảng 220 tấn, cao nhất nặng đến 330 tấn, được các thợ thủ công chạm khắc tỉ mỉ. 

Phiến đá cẩm thạch khổng lồ
Phiến đá cẩm thạch khổng lồ (ảnh sưu tầm)

Các phiến đá cẩm thạch khổng lồ nằm tại các cầu thang được chạm khắc hình rồng phượng bay giữa trời mây cầu kì và nổi bật. Phiến đá lớn nhất được ghi nhận có chiều dài 16,8 mét và rộng 3 mét nằm tại điện Thái Hòa. 

Bức tượng các linh vật ở phần mái
Bức tượng các linh vật ở phần mái (ảnh sưu tầm)

Những gờ dốc của mái cung điện được trang trí bằng một hàng các bức tượng linh vật. Những tòa nhà càng quan trọng số lượng các linh vật sẽ càng nhiều. Điện Thái hòa là nơi duy nhất có tới mười bức tượng trên mái nhà. Vị trí của mười bức tượng lần lượt là rồng, phượng hoàng, sư tử, ngựa trời, hải mã, sư tử, cá, hachi, bò tót và quái thú nhỏ mang tên Hàng Thập. 

Cửu Long bích
Cửu Long bích (ảnh sưu tầm)

Các cảnh tường được xây dựng để ngăn cách sân vườn và bên ngoài. Đặc biệt nhất là tại Cửu Long bích được lát bằng những viên gạch lưu ly. Cửu Long bích có chiều dài 29,4 mét, chiều cao 3,5 mét và dày 0.45 mét. Bức tường với hình chín con rồng tượng trưng cho hoàng đế. 

Bức tượng sư tử ở Cổng Hòa hợp Tối cao
Bức tượng sư tử ở Cổng Hòa hợp Tối cao (ảnh sưu tầm)

Các cung điện nằm trong Tử Cấm Thành sẽ được đặt một cặp sư tử đồng mạ vàng. Duy nhất tại Cổng Hòa hợp Tối cao hai bức tượng bằng đồng có kích thước lớn nhất và là cặp tượng duy nhất không được mạ vàng. Hai bức tượng chênh nhau khoảng 30cm, sư tử đực dẫm lên quả bóng còn sư tử cái thì chơi đùa với sư tử con. 

Tham khảo: Khám phá Thiên Tân – Thành phố cảng lịch sử của Trung Quốc

Các cung trong Tử Cấm Thành

Cung Càn Thanh 

Cung Càn Thanh là nơi nghỉ ngơi và làm việc của hoàng đế, đây là tòa nhà được xây dựng lớn nhất trong Nội Đình và cũng là cung được trang trí xa hoa rất thể hiện rõ quyền lực tối cao của Hoàng Đế. Mái ngói lưu ly và những họa tiết được thiết kế tinh xảo được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của Trung Hoa.

Cung Càn Thanh
Cung Càn Thanh (ảnh sưu tầm)

Bên trong cung là những phòng lớn, sử dụng những loại nội thất và tác phẩm nghệ thuật quý giá. Điểm đặc biệt hơn tại Cung Càn Thanh cung được chia làm 2 phần, mỗi phần có 9 phòng với 27 chiếc giường. Đi đến cung du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng ngai vàng lộng lẫy. 

Cung Khôn Ninh 

Nơi ở của các hoàng hậu và hoàng phi được gọi là cung Khôn Ninh. Ở đây cũng là địa điểm tổ chức các nghi lễ quan trọng của hoàng gia. Với lối kiến trúc được xây dựng tương tự như Cung Càn Thanh, tuy nhiên cung Khôn Ninh lại có phần họa tiết mềm mại, uyển chuyển và tinh tế hơn. Ở bên trong cũng được trang trí nội thất sang trọng, toát lên đó là sự xa hoa của hoàng tộc. 

Cung Khôn Ninh
Cung Khôn Ninh (ảnh sưu tầm)

Cung Trường Xuân – Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh

Cung Trường Xuân là một trong những cung có tầm quan trọng nhất trong Tử Cấm Thành. Cung được xây dựng lần đầu vào năm 1420 sau đó tái thiết vào năm 1683 dưới triều nhà Thanh. 

Rùa đồng tại cung Trường Xuân
Rùa đồng tại cung Trường Xuân (ảnh sưu tầm)

Cung được xây dựng với 5 gian, phần mái được lợp bằng ngói lưu ly màu vàng. Hai bên của chánh điện được đặt một đôi rùa đồng và một đôi hạc đồng, hai linh vật biểu tượng cho sự bền vững và uy quyền của triều đình. 

Cung Lạp Khôn trong Tử Cấm Thành

Được xây dựng vào năm 1420, cung Lạp Khôn là nơi ở của các phi tần. Cung Lạp Khôn cũng được sử dụng làm nơi tổ chức các hoạt động cung đình và nghi lễ. Cũng giống như đa phần các kiến trúc trong Tử Cấm Thành, cung Lạp Khôn được lợp ngói lưu ly màu vàng với phần chính điện rộng 5 gian.

Phần dưới mái được trang trí tỉ mỉ
Phần dưới mái được trang trí tỉ mỉ (ảnh sưu tầm)

Những giá đỡ xà ngang nằm dưới mái hiên được trang trí bằng những bức tranh màu. Đứng ở phía trước sảnh của cung, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức bình phong “Quang Minh Thịnh Vượng”, điều này thể hiện cho sự phồn thịnh và thịnh vượng. 

Cung Vĩnh Thọ 

Cung Vĩnh Thọ hay trước đây còn được gọi là cung Trường Lạc, đây được coi là công trình kiến trúc độc đáo và quý báu của Tử Cấm Thành. Cung được thiết kế hai lối vào, sảnh chính nằm ở phía sân trước.

Cổng vào cung
Cổng vào cung Vĩnh Thọ (ảnh sưu tầm)

Cung cũng được xây dựng với 5 gian và lợp bởi mái ngói lưu ly màu vàng. Cung Vĩnh Thọ hiện lên như một bức tranh truyền thống tráng lệ. Tại cung Vĩnh Thọ du khách còn được quan sát một số di vật có bút tích của Hoàng đế Càn Long. 

Cung Trữ Tú 

Tòa cung quan trọng và có lịch sử lâu đời nhất của Tử Cấm Thành là cung Trữ Tú. Cung Trữ Tú được xây dựng lên như một cách thể hiện sự uy nghiêm của cung đình Trung Quốc. Đây là nơi ở của các phi tần của triều đại nhà Minh và nhà Thanh. 

Cung Trữ Tú
Cung Trữ Tú (ảnh sưu tầm)

Lần đầu tiên cung Trữ Tú được xây dựng là vào năm 1420, cho đến ngày nay cung đã trải qua rất nhiều biến cố lịch sử và các cuộc trùng tu. Để kỷ niệm cho sinh nhật lần thứ 50 của thái hậu Từ Hi, triều đình đã sử dụng 630.000 lạng bạc để trùng tu quy mô lớn cho cung Trữ Tú.

Sơ đồ Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành được chia làm hai phần bao gồm: Ngoại đình (Tiền triều) đây là nơi diễn ra các đại lễ và Nội đình (Hậu cung) là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất, đây cũng là nơi để Hoàng đế tiếp kiến những vị đại thần và giải quyết các công việc hằng ngày. 

Sơ đồ Tử Cấm Thành
Sơ đồ Tử Cấm Thành (ảnh sưu tầm)

Ngoại đình là nơi xây dựng các kiến trúc lớn như Thái Hòa Điện, Bảo Hòa Điện và Trung Hòa Điện. 

Nội đình tam cung sẽ bao gồm Giao Thái Điện, Khôn Ninh Cung và Càn Thành Cung. Cung Càn Thanh và cung Khôn Ninh tượng trưng cho trời và đất, Giao Thái Điện tượng trưng cho sự giao hòa nằm ở giữa. 

Những chi tiết được thiết kế tỉ mỉ
Những chi tiết được thiết kế tỉ mỉ (ảnh sưu tầm)

Từ Ninh Cung nằm ở phía tây nam Dưỡng Tâm Điện, phía tây Từ Ninh Cung là Thọ Khang cung.  Tại Hậu cung ở phía đông nam có Ninh Thọ Cung, phía sau cùng là Ngự Hoa Viên (Vườn Thượng Uyển). Tòa kiến trúc năm ở trung tâm là Khâm An Điện nơi thờ cúng tâm linh.

Tử Cấm Thành
Tòa nhà toát lên sự uy nghiêm của triều đình xưa Trung Quốc (ảnh sưu tầm)

Phía đông Tử Cấm Thành còn có Diên Hi cung bao gồm: Diên Hi môn, Chính điện, Tây điện, Đông điện, Hậu điện, Linh Chiểu Hiên, Đông lầu, Tây lầu và Lầu Chính. 

Những lưu ý khi đến tham quan Tử Cấm Thành

Sau đây sẽ là một số lưu ý đặc biệt dành cho du khách khi tham gia Tour nước ngoài đến Trung Quốc ghé thăm Tử Cấm Thành mà mọi người nên nhớ.

Lối đi được xây dựng hoành tráng Tử Cấm Thành
Lối đi được xây dựng hoành tráng (ảnh sưu tầm)

Thời gian mở cửa: 

Ngày 1 tháng 4 – ngày 31 tháng 10: từ 08h30 đến 17h00

Ngày 1 tháng 11 – ngày 31 tháng 3: từ 08h30 đến 16h30

Giá vé tham quan: 

Từ tháng 4 đến tháng 10: 60 tệ (khoảng 210.000 VNĐ)

Từ tháng 11 đến tháng 3: 40 tệ (khoảng 140.000 VNĐ)

Các cung nổi bật giữa nền trời xanh Tử Cấm Thành
Các cung nổi bật giữa nền trời xanh (ảnh sưu tầm)

Để có thể thoải mái hơn trong việc tham quan, bạn có thể đến đây vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.  Diện tích nơi đây rất rộng lớn vì vậy hãy lựa chọn một đôi giày thật êm ái để tránh bị đau chân. 

Di tích Tử Cấm Thành
Các cổ vật vẫn còn sót lại (ảnh sưu tầm)

Để tránh được tình trạng hết vé khi vào mùa cao điểm bạn hãy mua vé online, việc này cũng giúp tiết kiệm thời gian xếp hàng.  Khi tham quan Tử Cấm Thành hãy tuân theo các quy định tại đây. Không được chạm tay vào các hiện vật và không được xả rác bừa bãi.

Sự uy nghi của cung điện
Sự uy nghi của cung điện (ảnh sưu tầm)

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Tử Cấm Thành một di tích lịch sử lâu đời và đặc biệt bậc nhất Trung Hoa. Hãy tham gia chuyến đi đến Trung Quốc cùng SaigonTimes Travel để khám phá Tử Cấm Thành và nhiều địa điểm thú vị khác ở đất nước này nhé. 

Bài viết liên quan
Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Chat qua zalo liên kết zalo
Gọi ngay: 0916 93 88 24 gọi điện
Chat qua Facebook
liên kết zaloZalo
gọi điệnGọi điện
nhắn tinMessenger
nhắn tinNhắn tin