Sự thật thú vị về phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc
Posted on 19/06/2024 by Yoko Thảo
Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc - một lễ hội truyền thống vô cùng đặc sắc và ý nghĩa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá đầy đủ những phong tục, nghi lễ đặc sắc, các hoạt động của người Trung Hoa nếu bạn có đi tour du lịch Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán. Bây giờ, hãy cùng SaigonTimes Travel đi tìm hiểu ý nghĩa sâu sắc về triết lý sống, văn hoá của người Trung Quốc thông qua dịp Tết Nguyên Đán - lễ hội lớn nhất trong năm của họ nhé!
Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc
Giới thiệu
Tết Trung Quốc hay tết nguyên đán Trung hoa là lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Trung Quốc, đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và khởi đầu của mùa xuân. Đây là dịp lễ quan trọng để người Trung Quốc quây quần tụ họp sau một năm xa cách, họ tưởng nhớ tổ tiên và chào đón năm mới với niềm hy vọng và may mắn.
Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán Trung Quốc có từ 4.000 năm trước, khi vua Thuấn lên ngôi và dẫn dắt thuộc hạ cúng tế trời đất vào ngày mồng 1 Tết. Qua nhiều thời kỳ, phong tục tập quán trong Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn giữ được nét truyền thống, với sự pha trộn của nhịp sống hiện đại. Khi đi các tour Trung Quốc vào những khoảng thời gian này, du khách sẽ có cơ hội tận hưởng không khí đón Tết linh đình tại đất nước này.

Thời gian diễn ra Tết nguyên đán Trung Quốc
Theo lịch dương, Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc thường rơi vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 2. Theo lịch âm, Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc diễn ra khoảng 2 tháng trước Đại Thanh Minh, thường là tháng 2 âm lịch. Chỉ thỉnh thoảng mới rơi vào 3 tháng trước Đại Thanh Minh nếu có năm nhuận. Thông thường lễ hội kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch. Nếu bạn có cơ hội du lịch Trung Quốc tháng 2 thì sẽ có thể trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị với Tết nguyên đán của người Hoa đấy!

Xem thêm: Du lịch Trung Quốc bao nhiêu tiền? Cẩm nang du lịch giá rẻ
Các phong tục truyền thống của người Hoa khi đến dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những phong tục như dọn dẹp nhà cửa, tiễn ông Táo về trời, và đón giao thừa với các nghi lễ truyền thống khi đến dịp tết. Mặc dù có văn hoá đón năm mới giống nhau, nhưng mỗi nước đều có những nét riêng biệt trong cách thức tổ chức vào ngày Tết. Dưới đây là một số việc người Hoa sẽ phải thực hiện để đón tết:
Dán thần giữ cửa
Dán thần giữ cửa là một phong tục Tết cổ truyền lâu đời tại Trung Quốc, mang ý nghĩa cầu chúc bình an và may mắn cho cả gia đình trong năm mới. Tập tục này bắt nguồn từ truyền thuyết về hai vị thần Thân Đồ và Dư Lợi hai vị này là những người canh giữ cổng trời, chuyên trừ tà và ngăn chặn ma quỷ xâm nhập.
Vào dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, người dân thường dán hình hai vị thần này lên cửa chính, với niềm tin rằng họ sẽ bảo vệ gia đình khỏi điều xui rủi, đồng thời mang đến nhiều điều tốt lành. Hình ảnh thường thấy là hai vị thần oai phong, tay cầm binh khí, đứng đối xứng hai bên cửa. Nền tranh có màu đỏ chủ đạo gam màu tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng theo quan niệm truyền thống của người Hoa. Phong tục này không chỉ thể hiện niềm tin vào sự bảo hộ tâm linh, mà còn là một phần không thể thiếu trong việc chuẩn bị đón Tết của các gia đình Trung Quốc, đặc biệt là ở vùng nông thôn và các khu phố cổ.

Treo câu đối, treo chữ Phúc ngược
Bên cạnh việc dán thần giữ cửa, treo câu đối và treo chữ Phúc ngược cũng là những phong tục phổ biến vào dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc. Câu đối thường được viết bằng chữ Hán, dán hai bên khung cửa chính hoặc treo trên tường trong nhà. Nội dung câu đối xoay quanh các lời chúc năm mới như sức khỏe, tài lộc, hạnh phúc, và bình an.
Một điểm thú vị là phong tục treo chữ “Phúc” ngược. Trong tiếng Trung, từ “ngược” phát âm gần giống với từ “đến”, vì vậy việc treo chữ Phúc ngược mang hàm ý “Phúc đã đến nhà” thể hiện một cách chơi chữ tinh tế mang ý nghĩa tốt lành. Những vật phẩm trang trí vẫn sử dụng màu đỏ là gam màu chủ đạo, tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng. Dù ở thành phố hay nông thôn, sắc đỏ của câu đối và chữ Phúc luôn làm nổi bật không khí rộn ràng của ngày Tết.

Lau dọn nhà cửa
Trong không khí chuẩn bị Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, một trong những việc làm quen thuộc và có ý nghĩa đặc biệt là lau dọn nhà cửa. Phong tục này thể hiện quan niệm truyền thống rằng việc dọn sạch mọi bụi bẩn trong nhà là cách để xua đi điều xui xẻo của năm cũ và đón nhận sự khởi đầu tốt lành cho năm mới.
Thông thường, các gia đình bắt đầu dọn dẹp từ khoảng một tuần trước Tết. Từng góc nhà, sân vườn, cổng ngõ đều được làm sạch kỹ lưỡng. Không chỉ đơn thuần là việc vệ sinh, lau dọn ngày Tết còn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng chung tay chuẩn bị đón năm mới, góp phần tạo nên không khí đầm ấm, vui tươi trước thềm xuân. Nhiều người còn đốt hương trầm hoặc sử dụng các loại nước thơm truyền thống khi lau nhà để tạo sự thơm tho, dễ chịu và tăng thêm sinh khí, đồng thời mang ý nghĩa trừ tà, đón lộc.

Trang trí nhà cửa
Vào dịp Tết Nguyên Đán các gia đình thường trang trí nhà cửa bằng nhiều vật phẩm mang đậm màu sắc truyền thống như đèn lồng, câu đối, và tranh vẽ. Đây không chỉ là hoạt động mang tính thẩm mỹ mà còn thể hiện niềm tin, sự kỳ vọng vào một năm mới nhiều may mắn, hạnh phúc.
Đèn lồng là món đồ trang trí không thể thiếu. Thường làm từ giấy hoặc lụa, những chiếc đèn được thiết kế tinh xảo với nhiều hình dáng như hoa, động vật, hay biểu tượng may mắn. Màu sắc chủ đạo là đỏ, vàng là những gam màu tượng trưng cho sự phồn thịnh và cát tường trong văn hóa người Hoa. Câu đối Tết được viết bằng chữ Hán và chữ Phúc ngược, treo hai bên cửa ra vào với nội dung chúc mừng năm mới, mong muốn bình an và thành đạt.
Bên cạnh đó, tranh vẽ truyền thống cũng được ưa chuộng trong việc trang trí nhà cửa dịp Tết. Những bức tranh thường thể hiện chủ đề về tài lộc, con cháu sum vầy, hay các biểu tượng mang hàm ý tốt lành như cá chép, hoa mẫu đơn, hoặc trẻ em cát tường.

Xem Gala Tết Trung Quốc đài CCTV từ 20:00 - 00:30
Một trong những hoạt động không thể thiếu trong đêm Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc là xem chương trình Gala mừng xuân trên truyền hình. Gala Đón Tết do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tổ chức đã trở thành món ăn tinh thần quen thuộc với hàng trăm triệu người dân suốt nhiều thập kỷ qua. Đối với người Trung Quốc, việc quây quần bên gia đình để cùng xem Gala đón Tết không chỉ là một thói quen, mà còn là cách kết nối tình thân trong thời khắc chuyển giao năm mới.
Chương trình thường được phát sóng trực tiếp vào tối 30 Tết, kéo dài đến giao thừa. Nội dung Gala rất đa dạng, bao gồm ca múa nhạc, hài kịch, xiếc, võ thuật, và những tiết mục dân gian đặc sắc đến từ nhiều vùng miền trên cả nước. Sân khấu được dàn dựng công phu, ánh sáng và âm thanh hiện đại, tạo nên không khí rộn ràng và ấm cúng.

Đón giao thừa
Đón giao thừa là khoảnh khắc quan trọng trong dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, khi các gia đình sum họp, cùng nhau chờ đợi thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Người Hoa thường thắp hương tổ tiên, gửi lời chúc tốt lành đến nhau và cùng thưởng thức bữa cơm đoàn viên với những món ăn mang ý nghĩa may mắn như cá, bánh bao, mì trường thọ,...
Bên cạnh đó, việc thức suốt đêm giao thừa (thủ tuế) vẫn được duy trì như một phong tục truyền thống nhằm cầu mong sức khỏe và trường thọ. Khoảnh khắc cả gia đình quây quần bên mâm cơm, cùng xem Gala Tết và đếm ngược đón năm mới là nét văn hóa đặc trưng, mang lại cảm giác ấm áp và thiêng liêng cho ngày Tết của người Trung Quốc.

Mặc đồ đỏ
Mặc đồ đỏ là một trong những tập tục đặc trưng trong dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc. Màu đỏ theo quan niệm của người Hoa tượng trưng cho may mắn, sức khỏe và tài lộc. Vì thế, từ trẻ em đến người lớn đều diện trang phục màu đỏ trong những ngày đầu năm mới để cầu chúc một năm hanh thông, bình an.
Không chỉ dừng lại ở quần áo, màu đỏ còn hiện diện trong giày dép, phụ kiện và cả các vật phẩm trang trí như đèn lồng, câu đối... Nếu bạn có cơ hội du lịch Trung Quốc dịp Tết, đừng quên chuẩn bị một bộ đồ đỏ thật nổi bật để hòa mình vào không khí lễ hội rộn ràng.

Mừng tuổi bằng phong bao đỏ
Trong dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, phong tục mừng tuổi bằng phong bao đỏ là một nét văn hóa truyền thống mang ý nghĩa chúc phúc và cầu may mắn. Màu đỏ được xem là màu của tài lộc, thịnh vượng nên phong bao thường chứa tiền mặt với số lẻ tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc. Người lớn sẽ trao bao lì xì cho trẻ nhỏ kèm lời chúc tốt đẹp đầu năm như học giỏi, khỏe mạnh, vâng lời.
Ngày nay, phong tục này không chỉ dành cho trẻ em mà còn dành cho ông bà, cha mẹ hay bạn bè, như một cách thể hiện sự quan tâm và lời chúc đầu xuân. Đây là một truyền thống vừa ý nghĩa, vừa gần gũi trong không khí đầu năm mới.

Thăm nhà người thân, bạn bè
Vào dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, phong tục thăm nhà người thân, bạn bè là một phần quan trọng không thể thiếu. Ngay từ sáng mùng 1, mọi người sẽ chuẩn bị quà Tết như bánh mứt, hoa quả và phong bao đỏ để đến chúc Tết nhau. Những lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công được trao đi như một cách gắn kết và sẻ chia trong những ngày đầu năm.
Ở nhiều vùng, hoạt động này kéo dài trong vài ngày, tạo nên không khí sum vầy rộn ràng. Đây là dịp để mọi người tạm gác công việc, dành thời gian trò chuyện, dùng bữa cùng nhau và ôn lại chuyện cũ. Những cuộc gặp gỡ đầu xuân như vậy không chỉ mang ý nghĩa xã giao mà còn thể hiện sự gắn bó và tình cảm trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè.

Tham gia hội hoa đăng
Hội hoa đăng là hoạt động nổi bật diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng cũng là thời điểm khép lại kỳ Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc. Vào dịp này, người dân mang theo những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc, đủ hình dáng như hoa, động vật và nhân vật dân gian… Người dân sẽ thắp sáng các tuyến phố, tạo nên khung cảnh lung linh và rực rỡ. Đèn thường làm từ giấy hoặc lụa, trang trí tỉ mỉ bằng họa tiết truyền thống.
Bên cạnh việc ngắm đèn, người dân còn tham gia nhiều hoạt động khác như ăn bánh trôi, chơi các trò chơi dân gian và xem biểu diễn nghệ thuật. Hội hoa đăng không chỉ là dịp lễ hội sôi động mà còn mang ý nghĩa cầu chúc năm mới bình an, thịnh vượng. Đây là một phần không thể thiếu trong văn hóa đón Tết của người Trung Quốc.

Cầu phúc
Cầu phúc là một tập tục lâu đời trong dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, phản ánh niềm tin tâm linh của người dân vào sự phù hộ của thần linh, Phật tổ. Theo quan niệm truyền thống, việc đi lễ chùa, thắp hương và dâng lễ vào đầu năm là cách để cầu mong một năm mới bình an, hanh thông và thuận lợi cho bản thân và gia đình.
Lễ vật dâng cúng thường là hoa quả, bánh kẹo, tiền vàng… Nhiều người còn xin chữ “Phúc”, “Lộc”, “Thọ” để mang về dán trong nhà với hy vọng mang lại điều tốt lành. Hoạt động cầu phúc dịp Tết không chỉ là một nghi lễ tâm linh, mà còn là nét đẹp văn hóa giúp mỗi người khởi đầu năm mới với lòng thành kính và sự an yên trong tâm hồn.

Xem thêm: Top 6 địa điểm du lịch Trung Quốc mùa thu không nên bỏ lỡ
Các món ăn đặc trưng và ý nghĩa trong dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc
Ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc với nhiều món ăn truyền thống mang ý nghĩa tốt lành. Tất cả các món ăn đều mang ý nghĩa nhất định về mặt văn hóa và tâm linh.
Bánh tổ (Nian Gao)
Bánh tổ là một món ăn truyền thống của người Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên Đán. Tên gọi "nian gao" còn có nghĩa là "tăng lên hàng năm" , ngụ ý mong muốn sự thịnh vượng, sung túc trong năm mới. Món bánh này thường được thưởng thức vào những dịp tết truyền thống hoặc các dịp lễ khác như tết Vu lan, tết Trung thu tại Trung Quốc.
on. Bánh tổ có hình dáng tròn, dẹt và được bọc trong lá chuối hoặc lá dừa trước khi hấp chín. Bánh tổ được chế biến từ gạo nếp loại thượng hạng tạo nên kết cấu dẻo đặc biệt và hương vị thơm ngon Quy trình làm bánh cũng rất công phu, với việc "thắng" kỹ đường bát để loại bỏ tạp chất và sử dụng ít gừng tươi để tạo hương vị đặc trưng.

Sủi cảo - Món ăn không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc
Sủi cảo là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong đêm giao thừa của Tết Nguyên Đán. Món sủi cảo không chỉ ngon mà còn mang ý nghĩa may mắn và tài lộc trong dịp Tết Nguyên Đán, vì hình dáng tròn của sủi cảo tượng trưng cho sự viên mãn và đầy đủ, còn nhân bên trong tượng trưng cho sự phát đạt và thịnh vượng.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa những viên sủi cảo mềm mịn, dai dai cùng nhân nhuyễn, thơm lừng của thịt heo, tôm sẽ tạo nên một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho vị giác. Hương thơm của hành tây, tỏi, tiêu, mỡ hành khiến món ăn trở nên hấp dẫn và khó cưỡng. Sự pha trộn đậm đà giữa gia vị và thành phần chính tạo nên hương vị đặc trưng tạo cảm giác thơm ngon, đầy sự phấn khích cho người thưởng thức.

Cá
Từ "cá" (鱼) trong tiếng Trung phát âm gần như từ "dư" (余), vì vậy người Trung quan niệm rằng việc ăn cá vào dịp Tết tượng trưng cho sự dư dả và phồn thịnh. Một lý do đặc biệt khác chính là món cá thường được dọn ở cuối bữa ăn, tượng trưng cho sự kết thúc tốt đẹp của một năm cũ và sự khởi đầu tươi sáng của năm mới.

Mì trường thọ
Mì trường thọ là một món mì đơn giản nhưng mang ý nghĩa rất đặc biệt, thích hợp ăn vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc sinh nhật. Sợi mì được giữ nguyên dài, không cắt, vì nó biểu tượng cho ý nghĩa sống lâu dài, trường thọ theo quan niệm của người Hoa. Món mì trường thọ mang ý nghĩa chúc mạnh khỏe, sống lâu, là lời chúc may mắn và phúc lộc trong dịp Tết hoặc sinh nhật.

Chè Trôi Nước - Món ăn phổ biến vào dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc
Chè trôi nước đồng âm có nghĩa với từ "đoàn viên", là món ăn chính cho Lễ hội đèn lồng. Chè trôi nước rất được ưa chuộng trong các dịp mừng năm mới của người Trung Quốc, vì nó biểu tượng cho sự gắn kết, đoàn viên trong gia đình.

Cơm Bát Bảo
Cơm Bát Bảo, còn gọi là Bát Bảo Nhãn, là món ăn truyền thống độc đáo thường được người Trung Quốc thưởng thức trong dịp Tết Nguyên Đán. Tên gọi "Bát Bảo" (tám bảo vật) bắt nguồn từ tám nguyên liệu chính tạo nên món cơm này, tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và thịnh vượng trong năm mới.

Cam Quýt
Cam quýt được xem là loại trái cây may mắn trong dịp tết nguyên đán ở Trung Quốc, vì phát âm của trái cam, quýt và vàng đồng nghĩa với may mắn. Các quả cam, quýt với màu vàng rực rỡ được coi là biểu tượng của sự may mắn, của sự phát tài, phát lộc trong năm mới. Đặc biệt, những quả cam, quýt vẫn còn giữ lá cây thì càng được ưa chuộng hơn. Bởi lá xanh tươi tượng trưng cho sự khỏe mạnh, tuổi thọ cao.

Hoạt động và lễ hội trong dịp Tết
Múa lân, múa rồng
Ở Trung Quốc, việc múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán là một truyền thống lâu đời và được coi là mang lại may mắn và tài lộc cho năm mới. Những màn biểu diễn múa lân, múa rồng rực rỡ và sôi động là phần không thể thiếu trong các lễ hội Trung Quốc. Các vũ công mặc trang phục lân hoặc rồng theo phong cách cổ điển và thực hiện những động tác múa điêu luyện, sôi động. Những màn biểu diễn múa lân đẹp mắt và phong phú với những động tác nhanh nhẹn, màu sắc rực rỡ và âm nhạc đặc sắc, tạo nên một bầu không khí rộn ràng và vui vẻ trong dịp Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc.

Bắn pháo hoa
Trong lễ hội tết Nguyên Đán của người Trung Quốc, việc bắn pháo hoa được coi là một phần quan trọng của nghi lễ. Pháo hoa được sử dụng để giúp xua đuổi quỷ ma, mang lại may mắn và thu hút tài lộc cho năm mới. Người dân Trung Quốc thường tập trung ở các khu vực công cộng như công viên, sân khấu hoặc trung tâm thành phố để thưởng thức màn trình diễn pháo hoa hoành tráng vào đêm giao thừa. Việc bắn pháo hoa kéo dài suốt cả tuần lễ tết và tạo nên một không khí vui tươi, hân hoan và sôi động khắp nơi.

Lễ hội đèn lồng - Hoạt động vui chơi thú vị trong dịp tết nguyên đán ở Trung Quốc
Lễ hội Đèn Lồng là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên Đán. Lễ hội Đèn Lồng được tổ chức từ ngày mùng 1 đến mùng 15 của tháng Giêng âm lịch. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, khắp nơi ở Trung Quốc đều được trang trí bằng những chiếc đèn lồng đầy màu sắc và hình dáng đa dạng.
Đèn lồng không chỉ làm cho không gian trở nên rực rỡ và lãng mạn, mà còn có ý nghĩa tâm linh. Mọi người dân thả những chiếc đèn lồng lên trời, thắp sáng bầu trời trong đêm, đồng thời cầu nguyện cho một năm mới an lành, may mắn và thành công.

Xem thêm: Những biểu tượng của Trung Quốc - Muôn màu văn hóa
Một số kinh nghiệm du lịch trong dịp Tết Nguyên Đán

Đi du lịch Trung Quốc cần những gì? Du lịch vào dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc sẽ là trải nghiệm rất đặc biệt. Du khách có cơ hội tham dự các lễ hội đường phố, xem biểu diễn nghệ thuật dân gian, thưởng thức ẩm thực đặc sản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điểm như sau:
- Đi lại và di chuyển: Do nhiều người dân về quê ăn Tết, nên các phương tiện công cộng như tàu hỏa, máy bay thường rất đông và khó tìm chỗ. Bạn nên chuẩn bị trước lịch trình di chuyển cẩn thận và chi tiết
- Lưu trú: Giá phòng khách sạn thường tăng cao vào dịp Tết. Bạn nên đặt phòng sớm, ít nhất 2-3 tháng trước, để có mức giá tốt hơn.
- Thời tiết: Vì Tết Nguyên Đán thường rơi vào mùa đông, nên thời tiết có thể lạnh, đôi khi xuất hiện tuyết rơi. Bạn hãy chuẩn bị quần áo ấm áp và các vật dụng phù hợp.
- Hạn chế việc di chuyển trong ngày thứ nhất của Tết: Trong ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán, giao thông tại các thành phố ở Trung Quốc thường rất đông đúc và kẹt xe, do đó bạn nên hạn chế việc di chuyển trong ngày này.
- Tôn trọng phong tục và nghi lễ: Trong dịp Tết Nguyên Đán, người dân Trung Quốc thường tổ chức các lễ hội truyền thống, bạn nên tôn trọng và tham gia vào đúng cách.
Tổng kết
Tết Nguyên Đán không chỉ đơn thuần là một lễ hội truyền thống ở Trung Quốc, mà còn là cơ hội tuyệt vời để trải nghiệm nền văn hóa phong phú, đặc sắc của đất nước này. Được hòa mình vào không khí rộn ràng của lễ hội, chiêm ngưỡng nghệ thuật dân gian đặc sắc, thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị ngày Tết tại một đất nước có truyền thống đón Tết lâu đời chính là trải nghiệm khó quên. Nếu du khách đang có dự định du lịch vào dịp Tết Nguyên Đán, hãy nhanh chóng đặt tour tại SaigonTimes Travel ngay từ bây giờ để được tận hưởng trọn vẹn không khí lễ hội ngày tết vô cùng đáng nhớ tại Trung Quốc.
Bài viết liên quan

Du lịch Nội Mông - Hành trình du mục miền thảo nguyên kỳ vĩ
16/06/2025

Khám phá Hồ Nhĩ Hải: Tứ đại mỹ quan tỉnh Vân Nam Trung Quốc
12/06/2025

Nam Dương Trung Quốc: Thành phố cổ có lịch sử lâu đời
11/06/2025

Đông Quản Trung Quốc: Thành phố hội tụ truyền thống và hiện đại
08/06/2025

Khám phá Giang Thành Trung Quốc - Vẻ đẹp cổ kính giữa lòng sơn thủy
30/05/2025

Khám phá Công viên Gấu trúc Thành Đô nổi tiếng nhất Trung Quốc
24/05/2025