Đền Parthenon - Khám phá kiệt tác kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Posted on 23/05/2025 by Yoko Thảo
Nằm sừng sững trên đỉnh đồi Acropolis của thủ đô Athens, Đền Parthenon không chỉ là biểu tượng kiến trúc vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, mà còn là điểm đến nổi tiếng trong các tour du lịch Châu Âu. Với vrẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm và huyền bí, ngôi đền mang đến những trải nghiệm độc đáo, thu hút mọi ảnh nhìn của du khách ngay từ lần đầu tiên ghé thăm.
Đền Parthenon - Kiệt Tác Kiến Trúc Huy Hoàng Của Hy Lạp
Đền Parthenon tọa lạc trên đỉnh Acroplis giữa lòng thủ đô Athens, đây là một thành phòng thủ cổ đại với tầm nhìn toàn cảnh thành phố, khẳng định vai trò chiến lược cũng như văn hóa của Athens từ xa xưa. Được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, thời điểm mà nền văn minh Hy Lạp đạt đỉnh cao về nghệ thuật, triết học và chính trị, Parthenon là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của kiến trúc và kỹ thuật xây dựng thời bấy giờ.

Đền Parthenon được xây dựng để thờ nữ thần Athena - vị thần bảo trợ của Athens. Đây không chỉ là địa điểm thừo cúng mà còn là biểu tượng của trí tuệ, nghệ thuật và quyền lực trong văn hóa Hy Lạp. Không chỉ là một địa điểm tôn giáo, Parthenon còn được xem là biểu tượng cho sự kết nối giữa nghệ thuật, chính trị và xã hội, gắn liền với quá trình hình thành nền dân chủ Athena - một trong những bước ngoặt quan trọng trong lịch sử thế giới.
Được UNESCO công nhận là Di sản Thế Giới, Parthenon không những là kỳ quan của thế giới cổ đại mà còn là một trong những địa điểm khảo cổ học quan trọng nhất tại khu quần thể Acropolis. Công trình này đã góp phần không nhỏ vào việc khẳng định di sản văn hóa của nền văn minh Hy Lạp cho nhân loại.
Dấu Ấn Kiến Trúc Doric Độc Đáo Của Đền Parthenon
Một trong những yếu tố làm nên sự vĩ đại và trường tồn của Đền Parthenon chính là phong cách kiến trúc Doric - một biểu tượng kinh điển của nghệ thuật xây dựng Hy Lạp cổ đại. Được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Ichtinos và Callicrates, dưới sự giám sát của nhà điêu khắc lừng danh Phidas, công trình này không chỉ là nơi thờ phụng thần Athena mà còn là tuyệt tác phản ánh đỉnh cao trí tuệ và thẩm mỹ của nhân loại.

Toàn bộ ngôi đền được xây dựng từ đá cẩm thạch Pentelic - loại đá trắng tinh xảo có khả năng tán ánh sáng mặt trời tạo nên vẻ đẹp huyền ảo và lộng lẫy. Về cấu trúc, Parthenon tuân thủ nguyên lý của kiến trúc Doric với 8 cột lớn phía trước và 17 cột dọc hai bên, tổng cộng có 46 cột tạo thành một hành lang uy nghiêm. Mỗi cột được ghép từ nhiều lớp đá tròn tinh xảo mà không hề sử dụng chất kết dính - minh chứng cho kỹ thuật xây dựng đỉnh cao thời cổ đại.
Các kiến trúc sư đã sử dụng nhiều kỹ thuật điều chỉnh quang học - tức là các đường cong, độ nghiêng được tính toán rất tinh tế để khi nhìn bằng mắt thường, du khách sẽ có thể thấy mọi thứ hoàn hảo tuyệt đối. Không gian bên trong Parthenon được chia thành bốn khu vực chính: Tiền sảnh (Pronaos) - nơi tiếp đón du khách, Gian thờ (Naos) - nơi đặt tượng thần Athena, Khu vực cất giữ châu báu (Parthenon) và Hậu sảnh (Opisthodomos) - không gian linh thiêng phía sau.
Xem thêm: Du lịch Châu Âu tháng 7 - Khám phá những điểm đến đặc sắc mùa hè
Các Tác Phẩm Nghệ Thuật Độc Đáo Tại Đền Parthenon
Tượng Nữ thần Athena - Linh hồn huyền thoại của Parthenon
Nếu có một biểu tượng nào đó khiến du khách có thể nhớ mãi khi đến Đền Parthenon, thì chắc chắn đó là bức tượng Nữ thần Athena - một kiệt tác điêu khắc lừng danh trong lịch sử nhân loại. Dù ngày nay chỉ còn là bản sao được lưu giữ tại bảo tàng, nhưng những mô tả và hình ảnh tái dựng cũng đủ khiến du khách hình dung được sự vĩ đại và lộng lẫy của nó.

Tượng được điêu khắc bởi Phidias, nhà điêu khắc thiên tài của Hy Lạp cổ đại, với vật liệu quý hiếm là vàng và ngà voi. Tượng cao khoảng 12 mét, tượng thể hiện hình ảnh nữ thần Athena trong tư thế uy nghi: tay trái cầm giáo và khiên, tay phải nâng nữ thần Nike - biểu tượng của chiến thắng. Màu sắc rực rỡ, thần thái uy nghi khiến bất kỳ ai chiêm ngưỡng cũng không khỏi thán phục.
Mặc dù bức tượng nguyên bản không còn tồn tại, nhưng mỗi khi nhắc đến Parthenon, người ta vẫn luôn nhắc đến Athena như một biểu tượng tôn giáo thiêng liêng và là hình ảnh tiêu biểu cho tinh hoa và trí tuệ của nền văn minh Hy Lạp.
Những bức phù điêu sống động được khắc trên đá
Bước vào bên trong Parthenon, du khách có thể sẽ bị choáng ngợp với những bức phù điêu được chạm khắc tinh xảo bao quanh cả ngôi đền. Phía trên trần và các vách tường là những tác phẩm nghệ thuật đá kể lại lịch sử, thần thoại và cuộc sống của người Athens cổ.

Một vài điểm nổi bật mà du khách không nên bỏ lỡ:
- Những cảnh chiến binh cưỡi ngựa chống lai quân Ba Tư - như thể cả một trận chiến được tái hiện sống động trên đá.
- Cuộc chiến của nữ thần Athena, hành trình rước lễ Panathenaic - một trong những lễ hội tôn vinh Athena được thể hiện chi tiết qua từng nét khắc.
- Đặc biệt là 92 metope - những hình vuông chạm khắc mô tả trận chiến huyền thoại như cuộc chiến thành Troy, cuộc chiến giữa người Hy Lạp và người Amazon, và trận chiến giữa các vị thần và người khổng lồ.
Một điểm ấn tượng khác là diềm trang trí theo phong cách lonic chạy dọc theo các bức tường. Những hình ảnh đám rước đông đúc xen lẫn các vị thần được khắc họa đầy sống động - không chỉ đẹp về nghệ thuật mà còn cho thấy sự tôn kính của người dân Athens đối với nữ thần Athena.
Lịch Sử Thăng Trầm Của Đền Parthenon Qua Các Thời Kỳ
Khi đặt chân đến Đền Parthenon, rất nhiều du khách đều cảm thấy như được quay ngược thời gian, chạm vào những lớp bụi cổ xưa của một nền văn minh rực rỡ. Nhưng điều khiến nơi đây thực sự đặc biệt không chỉ nằm ở kiến trúc, mà còn là lịch sử thăng trầm hàng ngàn năm đầy biến động và những bí ẩn chưa từng được lý giải.
Giai đoạn nguyên vẹn
Parthenon được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN và vẫn giữ được nguyên vẹn gần 900 năm sau đó. Tuy nhiên, theo dòng chảy của lịch sử, công trình này không ngừng thay đổi công năng - giống như chính thành phố Athens thay đổi trong suốt các triều đại.
Từng là nơi tôn thờ nữ thần Athena, Parthenon đã trải qua các giai đoạn biến đổi tôn giáo:
- Dưới thời Byzantine, công trình này trở thành nhà thờ Cơ đốc giáo mang tên Parthena Maria (Theotokos).
- Đến thời kỳ Đế chế Latin, đền lại biến thành nhà thờ Công giáo Roma.
- Năm 1456, khi Athens rơi vào tay Đế chế Ottoman, Parthenon tiếp tục được chuyển đổi thành nhà thờ Hồi giáo, một tháp cao được xây thêm vào bên cạnh.
Sự phá hủy và nổ lực trùng tu
Dù từng vượt qua nhiều thế kỷ với sự kiên cường, Parthenon đã phải chịu thiệt hại nặng nề vào năm 1687, trong cuộc tấn công của Cộng hòa Venezia vào Athens. Đáng buồn thay, người Ottoman đã biến đền thành kho chứa thuốc súng, và khi bị bắn một quả pháo đại bác, một phần lớn của công trình đã bị phá hủy nghiêm trọng.
Từ năm 1975, chính phủ Hy Lạp đã bắt đầu lên kế hoạch phục dựng Parthenon, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là mối đe dọa hiện tại không còn đến từ chiến tranh, mà là từ môi trường - ô nhiễm và biến đổi khí hậu đang âm thầm bào món từng viên đá của di sản này.
Parthenon - nguồn cảm hứng cho kiến trúc hiện đại
Dù không phải là ngôi đền lớn nhất ở Hy Lạp, Đền Parthenon chính là điểm nhấn ấn tượng nhất trong các đia điểm tham quan tại Hy Lạp, nơi đây được em là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Điều thú vị là kiến trúc của Parthenon không chỉ dừng lại trong quá khứ mà hiện tại công trình này đã trở thành nguồn cảm hứng cho hàng loạt công trình hiện đại trên thế giới. Từ nhà Trắng (Mỹ), Sở Giao dịch Chứng khoán New York, đến tòa nhà Reichstag (Đức) - tất cả đều lấy cảm hứng từ kiến trúc cổ điển này.
Dù đã có công nghệ tiên tiến, các nhà khoa học hiện đại vẫn thừa nhận: việc tái tạo chính xác Parthenon gần như là bất khả thi. Những đường nét, tỉ lệ và kỹ thuật xây dựng cổ xưa vẫn là một bí ẩn lớn.

Các thông điệp trong kích thước
Các nhà sử học cho rằng, mọi kích thước của Parthenon dường như không phải được đặt ngẫu nhiên, đều mang một thông điệp nào đó - gắn liền với tỷ lệ vàng (1.618), một trong những chuẩn mực thẩm mỹ hoàn hảo nhất trong tự nhiên.
Theo các nhà nghiên cứu, đơn vị đo lường thời xưa - “feet Athens” - dài khoảng 0.30803 mét, bằng đúng một nửa của Tỷ lệ Vàng (φ = 1.61803). Điều kỳ diệu là mặt chính và nhiều yếu tố kiến trúc của đền Parthenon đều có thể được bao gọn trong các hình chữ nhật có tỷ lệ vàng - một kỹ thuật mà đến tận ngày nay, dù với mọi phần mềm thiết kế hiện đại, vẫn khó có thể tái lập hoàn hảo.

Cách đây hơn 2.000 năm, người Hy Lạp cổ đã có thể tạo ra một công trình hài hòa, từng đường nét đều vừa mắt người nhìn, không phải nhờ cảm tính, mà là nhờ những con số hoàn hảo. Đây không chỉ là kiến trúc, mà còn là một tác phẩm toán học sống động nằm giữa lòng Athens.
Những bí ẩn chưa có lời giải
Không ai biết chính xác làm sao người Hy Lạp cổ đại có thể chiếu sáng bên trong Parthenon khi mà ngôi đền hoàn toàn không có cửa sổ. Nghe có vẻ khó tin, nhưng điều còn khiến giới khoa học bối rối hơn là: không hề có dấu vết của bồ hóng - tức là không dùng đến đuốc hay lửa để tao nên ánh sáng như nhiều công trình khác cùng thời. Vậy ánh sáng bên trong đến từ đâu?
Có giả thuyết cho rằng chính đá cẩm thạch Pentelic - loại đá có khả năng tán xạ ánh sáng tự nhiên - là “bí quyết” giúp không gian bên trong Parthenon luôn rực rỡ. Nhưng đó vẫn chỉ là suy đoán. Cho đến nay, kỹ thuật chiếu sáng thực sự vẫn là một bí ẩn chưa được giải mã, khiến cả thế giới khảo cổ và khoa học phải “đau đầu”.

Xem thêm: Du lịch Châu Âu tháng 6 - Mùa hè rực rỡ đang chờ đón
Kinh nghiệm tham quan Đền Parthenon
Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch châu Âu và đặc biệt là muốn khám phá Athens - thủ đô của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, thì nhất định đừng bỏ qua Đền Parthenon - biểu tượng vĩ đại nằm sừng sững trên đồi Acropolis. Dưới đây là những kinh nghiệm du lịch mà bạn có thể thể sẽ cần giúp chuyến đi trọn vẹn và suôn sẻ.
Thời gian mở cửa và giá vé
Giờ mở cửa:
- Từ 01/4 - 31/10: 8h00 - 20h00
- Từ 01/11 - 31/3: 8h00 - 17h00
Ngày đóng cửa: 01/01, 25/3, 01/5, Chủ nhật Phục Sinh, 25/12 và 26/12
Giá vé tham quan:
- Người lớn: 20 euro (khoảng 584.000 VNĐ)
- Trẻ em: 10 euro (khoảng 292.000 VNĐ)
Mẹo tiết kiệm: Du khách có thể đến vào Chủ nhật đầu tiên mỗi tháng - thời điểm được miến phí vé vào cổng. Ngoài ra còn có một số ngày đặc biệt miễn phí như: 06/03, 18/04, 18/05, ngày cuối tuần cuối cùng của tháng 9 và ngày 28/10.
Thời điểm lý tưởng để ghé thăm
Athens có khí hậu Địa Trung Hải với thời tiết khá dễ chịu quanh năm, nhưng thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm Parthenon là từ tháng 4 đến tháng 10. Tránh đi vào tháng 11 đến tháng 3 vì mùa đông thường lạnh và hay mưa. Tháng 7 - 8 là cao điểm du lịch thời tiết nóng và lượng khách rất đông.
Từ 9h30 - 11 sáng thường là lúc các đoàn tàu du lịch cập bến, khu đền khá đông đúc. Nếu bạn muốn tận hưởng sự yên tĩnh để ngắm trọn vẹn di tích, hãy đến sớm hơn hoặc chọn thời điểm chiều muộn.
Di chuyển đến Đền Parthenon
Từ sân bay quốc tế Athens bắt tàu điện ngầm tuyến xanh lam (Blue Line) đến ga Syntagma. Sau đó chuyển sang tuyến đỏ (Red Line) hướng Elliniko và xuống ga Acropoli. Từ đây, du khách chỉ cần đi bộ khoảng 2 phút là tới cổng phía Đông Nam của khu di tích Acropolis.
Đề Parthenon không chỉ là một công trình kiến trúc, mà còn là nhân chứng sống cho một nền văn minh từng rực rỡ huy hoàng. Giữa những cột đá cổ kính, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập của lịch sử, vẻ đẹp bất diệt của nghệ thuật và sự kỳ vĩ của trí tuệ con người hàng ngàn năm trước. Hãy để Saigontimes Travel đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá những giá trị văn hóa vĩnh cửu - một trải nghiệm không chỉ để chiêm ngưỡng, mà còn để thấu hiểu và cảm nhận.
Bài viết liên quan

Khám phá sông Danube huyết mạch ở châu âu
22/05/2025

Hallstatt Áo - Khám phá vẻ đẹp cổ kính
21/05/2025

Tòa nhà nghị viện Hungary - Kiệt tác bên sông Danube
13/05/2025

Hungary nổi tiếng về gì? Khám phá vẻ đẹp của Hungary
12/05/2025

Altstadt - Khám phá kiến trúc cổ kính và văn hóa đặc sắc
11/05/2025

Kinh nghiệm du lịch ở Ý: Bí kíp cho chuyến đi trọn vẹn
10/05/2025