Cổng Torri – Nét văn hóa đặc trưng của xứ Phù Tang

Nhắc đến Nhật Bản chắc hẳn ai cũng biết đến cổng Torri – nét văn hóa đặc trưng của xứ Phù Tang, nơi đây nổi tiếng với những chiếc cổng gắn liền với các ngôi đền thờ Thần đạo.Vậy làm cách nào để có thể đến với cổng Torii của đất nước mặt trời mọc và nên tham quan nơi đây như thế nào để có một chuyến đi trọn vẹn nhất? Hãy cùng Saigontimes Travel khám phá bí mật ngay sau đây nhé!

Nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản - Cổng Torri
Nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản (ảnh sưu tầm)

Truyền thuyết cổng Torri

Trong tiếng Nhật, Torii đọc theo biểu tự Hán Việt là Điểu Cư – nơi cư trú của loài chim, gắn liền với truyền thuyết về nữ thần mặt trời Amaterasu của Thần đạo.

Theo truyền thuyết cổ của Nhật truyền thuyết bắt đầu từ việc vị thần bão tố – Susanoo no Mikoto đã tàn phá mùa màng, kênh mương, giết hại gia súc và người hầu gái trong một cơn say. Tức giận về những hành động của em trai mình, thần Amaterasu đã quyết định ẩn mình vào hang đá Amanoiwato.

Từ đó, thế giới không được chiếu rọi bởi ánh sáng của mặt trời dần rơi vào bóng tối. Các sự sống dần bị suy yếu và tai ương xảy ra ở khắp nơi. Người dân lo sợ rằng nếu như mặt trời không trở lại thì tất cả bọn họ sẽ chết.

Vì vậy, theo lời khuyên của một người đàn ông già thông thái trong làng, họ đã dựng lên một cái sào bằng gỗ và thả cho tất cả gà trống trong làng đậu trên đó cho chúng gáy thật to. Những điều này đã làm nữ thần tò mò và hé mắt nhìn ra bên ngoài hang động.

Lúc đó tảng đá tạo ra một vết nứt và một đô vật sumo to lớn từ trong làng chạy đến đẩy hòn đá đi, giải thoát mặt trời. Cành cây cho chim đậu ấy chính là cánh cổng Torii đầu tiên. Từ đó trở đi, Torii là biểu tượng của sự thịnh vượng và sung túc.

Màu đỏ tạo sự nổi bật của cổng trời - Cổng Torri
Truyền thuyết cổng Torri (ảnh sưu tầm)

Ý nghĩa của cổng Torri đối với văn hóa của xứ Phù Tang

Cổng Torii tại Nhật Bản mang theo nó nhiều ý nghĩa tâm linh và văn hóa và được coi như một biểu tượng được người dân tôn vinh.

  • Kết nối giữa thế giới thường và thế giới siêu nhiên: Trong đạo Shinto, cổng Torii thường được coi là cổng kết nối giữa thế giới thường và thế giới siêu nhiên. Khi đi qua cổng Torii, người ta thường cảm nhận sự chuyển động từ thế giới vật lý sang không gian linh thiêng.
  • Tôn vinh thần linh: Cổng Torii thường đặt tại các đền thờ Shinto để tôn vinh thần linh. Thường là thần linh của nông nghiệp, thương mại, hay các thần thể hiện các khía cạnh khác của cuộc sống.
Cổng Torri mùa xuân
Cổng Torri mùa xuân (ảnh sưu tầm)
  • Biểu tượng của hành trình và cống hiến: Hàng nghìn cổng Torii được xem như biểu tượng cho hành trình cuộc sống và sự cống hiến. Đi qua từng cổng được coi như việc đi qua các giai đoạn khác nhau của cuộc sống và nỗ lực cống hiến.
  • May mắn và bảo vệ: Có niềm tin rằng việc tài trợ cổng Torii mang lại may mắn và bảo vệ cho người tài trợ và gia đình họ. Các biểu tượng và chữ ký trên cổng thường được coi là cầu nguyện và mong muốn điều tốt lành.
  • Văn Hóa và Du Lịch: Cổng Torii đã trở thành một biểu tượng quan trọng của văn hóa Nhật Bản và là điểm du lịch nổi tiếng thu hút người thập phương. Du khách thường đến để trải nghiệm không khí tâm linh và ngắm nhìn vẻ đẹp của hàng nghìn cổng Torii.
Cổng Torri mùa đông
Cổng Torri mùa đông (ảnh sưu tầm)

Tất cả những ý nghĩa trên đều thể hiện sự phong phú và sâu sắc của truyền thống tâm linh và văn hóa tại Nhật Bản.

Kiến trúc cổng Torri

Cổng Torii được tùy vào phong cách của nó (shinmei hay myojin) mà có nhiều cấu trúc khác nhau. Cấu trúc cơ bản gồm có 2 cột (柱 – hashira), kasagi (笠木), 2 thanh ngang đóng sát nhau ở trên đỉnh lần lượt là 笠木(kasaghi) và 島木(shimaghi), phía dưới nữa là 1 thanh ngang 貫 (nuki).

Tại Nhật có hơn 20 phong cách Torii khác nhau với rất nhiều phong cách và kiểu dáng khác biệt, được định danh cụ thể dựa trên kiến trúc tiêu biểu như Hachiman, Kasuga, Kashima, , Myojin, Shinmei,…

Torii mang phong cách Shinmei trên đỉnh núi Tengu (Thiên Cẩu) ở Otaru - Cổng Torri
Torii mang phong cách Shinmei trên đỉnh núi Tengu (Thiên Cẩu) ở Otaru (ảnh sưu tầm)

Đeo ngang trên hai cột trụ của Torii thường là các sợi thừng bện từ rơm rất khéo léo, tinh tế, chi tiết đó được gọi là Shimenawa (Chú liên thừng). Cổng Torii  được dựng từ gỗ hoặc đá và sơn mài đỏ son. Người ta tin rằng khi ném đá, nếu hòn đá đậu lại trên Torii thì mọi ước nguyện đều trở thành sự thật.

Phát hoạ cổng Torri
Phát hoạ cổng Torri (ảnh sưu tầm)

Những chiếc cổng trời Torri nổi tiếng nhất tại Nhật Bản

Đền Fushimi Inari Taisha – Kyoto

Đền Fushimi Inari Taisha được xây dựng vào ngày “Hatsuuma” năm 711 một năm sau khi thủ đô Heijo – kyo được di dời. Fushimi Inari Taisha là một đền Shinto lớn nằm ở thành phố Kyoto, Nhật Bản. Đền này được tôn vinh thần Inari, người được xem là thần của nông nghiệp, thương mại và nước lợ.

Đền Fushimi Inari Taisha - Cổng Torri
Đền Fushimi Inari Taisha (ảnh sưu tầm)

Fushimi Inari Taisha là một trong những Taisha (đại đền) được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm nhất hiện nay vì ngôi đền này rất nổi tiếng với 1000 chiếc cổng Torii xếp thành dãy dài.

Phía trong Đền Fushimi Inari Taisha
Phía trong Đền Fushimi Inari Taisha (ảnh sưu tầm)

Khi đến tham quan đền Fushimi Inari Taisha bạn cũng có thể khám phá du lịch Kyoto sẽ dẫn bạn bước chân đến miền ký ức, đây cũng là một trải nghiệm thú vị và nhất định không thể bỏ lỡ.

Đền Hakone Jinza – Kanagawa

Hakone là một trong những ngôi đền cổ tại Nhật Bản, được thành lập vào năm 757 (thời Nara). Torri của đền Hakone có vị trí tuyệt vời sát mép nước trong xanh của hồ Ashi, phía sau là khu rừng nguyên sinh xanh ngát mùa xuân và ngả màu vàng cam nồng nàn về mùa thu.

đền Hakone có vị trí tuyệt vời sát mép nước trong xanh của hồ Ashi
Đền Hakone có vị trí tuyệt vời sát mép nước trong xanh của hồ Ashi (ảnh sưu tầm)

Khi trời quang đãng, nếu du ngoạn bằng thuyền trên mặt hồ, bạn có thể nhìn rõ khung cảnh ấn tượng với chiếc cổng đỏ thẫm ngay dưới núi tuyết trắng Fuji và những áng mây bồng bềnh.

Ngôi đền đặc biệt nổi tiếng linh nghiệm trong các vấn đề hôn nhân, tình duyên. Đây sẽ là trải nghiệm tuyệt vời đối với tất cả mọi người để cảm nhận hết vẻ uy nghiệm tại đây.

Đền Hakone Jinza – Kanagawa
Đền Hakone Jinza – Kanagawa (ảnh sưu tầm)

Đền Itsukushima – Hiroshima

Đền Itsukushima nằm ở Miyajima tỉnh Hiroshima và được xây dựng vào năm 1168 để phụng thờ các vị thần quân sự Taira no Kiyomori đã nợ ơn. Chiếc cổng Torii lớn của ngôi đền nổi trên biển Seto – là biển nội địa của Nhật Bản – được xem là biểu tượng tiêu biểu của Nhật Bản trong các tạp chí hướng dẫn du lịch trên toàn thế giới.

Đền Itsukushima trên biển Seto
Đền Itsukushima trên biển Seto (ảnh sưu tầm)

Mặc dù đã được xây dựng lại cách đây hơn 140 năm, nhưng lý do để Torii này đứng vững tại đây mà không hề có nền móng trong lòng đất vẫn còn là một ẩn số.

Đền Itsukushima
Đền Itsukushima (ảnh sưu tầm)

Một số lưu ý khi tham quan cổng Torri Nhật Bản

  • Khi đi dưới cổng Torii, hãy rửa tay thật sạch và súc sạch miệng. Hành động này thể hiện sự thanh sạch của bạn trước khi cầu nguyện các vị thần linh.
  • Khi thăm cổng Torri tại các đền, bạn nên mặc trang phục lịch sự và tôn trọng. Tránh mặc quá gợi cảm hay quá lôi cuốn để không làm phiền người khác.
  • Tránh gây ồn ào hay làm phiền người khác khi bạn đang thăm quan. Điều này giúp du khách và người dân địa phương cùng nhau tận hưởng không gian linh thiêng.
  • Khi đứng trước cổng Torii hãy dừng lại và cúi đầu để thể hiện sự tôn kính.

Trên khắp xứ Phù Tang có rất nhiều những chiếc cổng Torri, nếu bạn đang muốn tìm hiểu về nét đẹp tâm linh này thì có thể đi du lịch Nhật Bản ngay bây giờ. Mong rằng những chia sẻ mà Saigontimes Travel tổng hợp được sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn địa điểm du lịch. Đất nước mặt trời mọc còn nhiều điều thú vị đang chờ bạn tới khám phá đó nha.

Bài viết liên quan
Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Chat qua zalo liên kết zalo
Gọi ngay: 0916 93 88 24 gọi điện
Chat qua Facebook
liên kết zaloZalo
gọi điệnGọi điện
nhắn tinMessenger
nhắn tinNhắn tin